window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'AW-16610778521');

Bộ Quy Trình Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Trong thời điểm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống rất tốn kèm. Yêu cầu phải vận hành nhà máy xử lý nước đạt được hiệu quả vận hành đảm bảo yêu cầu đầu ra nước thải theo quy định. Đặc biệt là phải rút ngắn, giảm thời gian đào tạo đội ngũ nhân viên vận hành. Thì quy trình hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải là một trong những tài liệu quan trọng nhất hiện nay.

Mỗi ngành nghề có một công nghệ và quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải khác nhau. Điều này tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như tuân theo thiết kế hệ thống của các chuyên gia xử lý nước.

Trong thời điểm yêu cầu chỉ tiêu chất lượng nước đầu ra ngày càng thắt chặt của cơ quan nhà nước như hiện nay thì việc xây dựng các quy trình vận hành xử lý nước thải sao cho phù hợp. Nhằm đảm bảo vận hành đúng kỹ thuật cũng như vừa tối ưu được chi phí vận hành là việc làm cần thiết nhất hiện nay.

Trong bài viết này, Công ty Môi Trường Việt Nam chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhất phương án vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải

Các lưu ý vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay là ứng dụng công nghệ xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính áp dụng vào xử lý. Và theo các phương pháp cụ thể như sau:

  • Xử lý theo phương pháp dòng liên tục: AO – Thiếu khí, Hiếu khí kết hợp
  • Xử lý theo phương pháp gián đoạn theo mẻ – SBR

Yếu tố chính quan trọng nhất cần chú ý trong cả 2 phương pháp này là duy trì được nồng độ bùn hoạt tính. Là yếu tố đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải đạt được hiệu quả cao nhất.

Khi đó,  vi sinh vật trong  bể sử dụng các chất dinh dưỡng (hay chất ô nhiễm) làm thức ăn để tạo ra sinh khối . Qua đó giúp giảm thiểu nồng độ ô nhiễm

Nhằm cải thiện hiệu suất của quá trình xử lý nước thải thì sẽ thực hiện bổ sung thêm các giá thể vi sinh, sử dụng màng MBR… Khi đó với mục đích tăng cường nồng độ. Tăng khả năng tiếp xúc giữa không khí, nước thải và hệ vi sinh vật. Do đó nếu duy trì quá trình hoạt động hệ vi sinh vật trong bể xử lý ở mức độ tốt nhất . Đồng thời kiểm soát tốt các thông số đầu vào đảm bảo tỷ lên BOD:N:P theo sát tỷ lệ tiêu chuẩn thì hệ thống xử lý nước thải cơ bản không cần giá thể vi sinh, màng MBR vẫn đảm bảo cực kỳ tốt hiệu suất của quá trình xử lý và nước sau xử lý luôn đạt Quy chuẩn nước thải hiện hành.

vận hành hệ thống xử lý nước thải là gì

Tiến hành kiểm tra một số yếu tố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải theo PP Sinh học.

  • Lưu ý ghi chép các thông số vận hành trong sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải. Các yếu tố chú ý như: thông số vận hành, sự cố xảy ra, các biến động có thể để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
  • Thường xuyên kiểm tra các phao mức nước và các van điều khiển trong hệ thống. Nhằm đảm bảo tín hiệu làm việc toàn hệ thống ở trạng thái tốt nhất.
  •  Vệ sinh thường xuyên song chắn rác: nhằm loại bỏ lượng rác thải lớn gây tắc song chắn rác. Nếu rác phát sinh đầy song chắn rác dẫn đến rác thải đi vào hệ thống xử lý gây tác các thiết bị . Khi đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống.
  • Thường xuên kiểm tra định kỳ mức nước trong bể điều hòa: nhằm theo dõi và kiểm soát lưu lượng đầu vào trong quá trình xử lý tránh trường hợp tràn nước
  • Kiểm tra các hoạt động của thiết bị bơm nước thải: Định kỳ theo dõi dòng điện, điện áp và lưu lượng nước đối với từng thiết bị bơm.
  • Kiểm tra các hoạt động của máy thổi khí: kiểm tra xem có tiếng động bất thường, mức dầu bôi trơn, độ căng dây curoa và áp suất trong đồng hồ đo áp gắn ở đầu máy thổi khí.
  • Kiểm tra nồng độ bùn hoạt tính trong bể vi sinh Hiếu khí. Bằng cách kiểm tra bằng ống đong 1000ml để lắng trong thời gian 30 phút. Nồng độ bùn hoạt tính giao động từ 100-200ml tùy thuộc vào tính chất của nước thải đầu vào, thời gian lưu nước trong bể Hiếu khí và phương pháp xử lý được áp dụng.
  • Trường hợp nồng độ vi sinh quá thấp: bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho hệ thống vi sinh
  • Trường hợp nồng độ vi sinh quá cao hoặc tuổi bùn lớn –> định kỳ xả bỏ.

Điều quan trọng nhất trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là nắm được các sự cố có thể xảy ra trong hệ thống để đưa ra được các phương pháp khắc phục kịp thời

Đối với các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Thường áp dụng công nghệ Hóa lý: keo tụ, tuyển nổi, lắng lọc, oxy hóa nâng cao… Hoặc trong nhiều trường hợp có thể kết hợp quá trình xử lý sinh học phía sau.

Với các hệ thống nước thải sản xuất yêu cầu công nhân vận hành có chuyên môn cao hơn. Nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải phải am hiểu về mặt công nghệ, nguyên lý của các quá trình xử lý chính.

Các quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chính bao gồm:

  • Chuẩn bị sổ tay vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nhằm mục đích ghi lại nhật ký vận hành, các sự cố xảy ra, các biến động có thể . Qua đó để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
  • Pha hóa chất
  • Thường xuyên Theo dõi và kiểm soát các chỉ số của nước thải như: pH, nhiệt độ, lưu lượng…
  • Định kỳ Kiểm tra hoạt động của các thiết bị như: Bơm nước thải, bộ đo pH, máy khuấy, bơm định lượng…
  • Thường xuyên Kiểm tra quá trình tạo bông trong bể phản ứng bằng mắt thường hoặc bằng các thiết bị Jartest trong trường hợp nồng độ đầu vào nước thải có sự biến động theo ngày để điều chỉnh lượng hóa chất xử lý cho phù hợp.
  • Xả bùn đáy bể lắng và ép bùn. Đối với mỗi hệ thống xử lý nước thải sản xuất có thể có cơ chế thu gom bùn thải riêng. Có thể xả bùn tự động hoặc thủ công.
  • Đối với các hệ thống có áp dụng công nghệ xử lý sinh học sau bước Hóa lý phía trên: phải thực hiện các bước kiểm tra giống như hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phía trên, tức là phải kiểm tra nồng độ bùn hoạt tính, quá trình tuần hoàn bùn…

Quy trình vận hành Hệ thống Xử Lý Nước Thải

  • Bước 1: Khảo sát và kiểm tra thực tế hiện trạng hệ thống xử lý nước thải nhằm đánh giá hiệu quả xử lý
  • Bước 2: Đưa ra phương án cải tạo và điều chỉnh nhằm kiểm soát chất lượng nước đầu ra
  • Bước 3: Cử cán bộ giám sát và vận hành toàn bộ hệ thống xử lý nước thải
  • Bước 4: Phân tích và đánh giá chất lượng nước thải theo tháng hoặc theo quý
  •  Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống định kỳ hàng quý hoặc hàng năm.

Chi sẻ Tài liệu vận hành hê thống Xử Lý Nước Thải Các ngành nghề.

.Với những gì mà chúng tôi đang xây dựng trong thời gian qua. Cũng như định hướng của công ty chúng tôi trong quá trình chia sẻ kiến thức đến toàn bộ Cộng đồng ngành Môi trường nói chung và ngành nghề vận hành hệ thống xử lý nước thải nói riêng . Chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn tập tài liệu vận hành hệ thống xử lý nước thải. Tập tài liệu bao gồm.

  • Sổ tay Xử Lý Nước  tập 1 – NXB Xây dựng ;
  • Sổ tay Xử Lý Nước tập 2 – NXB Xây dựng;
  • Hướng dẫn vận hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tòa Nhà Xanh Liên Hợp Quốc;
  • Sổ tay Hướng Dẫn vận hành hệ thống Xử lý nước Thải Chăn nuôi Quy mô nhỏ;
  • Chương Trình và Tài Liệu Đào tạo Liên Tục Quản Lý Chất Thải Y tê – Cho Nhân Viên Vận hành Hệ Thống Xử Lý Chất Thải y Tế – Tập 1.
  • Chương Trình và Tài Liệu Đào tạo Liên Tục Quản Lý Chất Thải Y tê – Cho Nhân Viên Vận hành Hệ Thống Xử Lý Chất Thải y Tế – Tập 2
  • Cập nhật thêm….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0901796378